Vấn đề về bệnh gan nhiễm mỡ đang có biểu hiện tăng cao ở Việt Nam. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ là do đâu? Làm thế nào để nhận biết bệnh gan nhiễm mỡ độ 3? Cùng chuyên gia Naturenz tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây nhé!
Có bao nhiêu mức độ gan nhiễm mỡ?
Các biểu hiện của gan nhiễm mỡ rất nghèo nàn và phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Để chẩn đoán chính xác phải dựa vào sinh thiết gan hoặc dựa vào siêu âm. Dựa vào kết quả siêu âm, gan nhiễm mỡ thường chia làm 3 độ:

3 cấp độ của gan nhiễm mỡ
- Gan nhiễm mỡ độ 1: độ hồi âm lan tỏa của nhu mô gia tăng nhẹ, mức độ hút âm nhỏ, cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch trong gan vẫn còn xác định được.
- Gan nhiễm mỡ độ 2: độ hồi âm lan tỏa của nhu mô gia tăng, cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch trong gan bị giảm khả năng xác định.
- Gan nhiễm mỡ độ 3: độ hồi âm lan tỏa của nhu mô gia tăng rõ rệt, khó xác định được cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch trong gan do mức độ hút âm tăng mạnh.
Hiện chỉ có thể chữa khỏi gan nhiễm mỡ từ chính nguyên nhân gây ra bệnh.
Gan nhiễm mỡ biểu hiện qua những bệnh gì?
Béo phì, tiểu đường, tăng lipid máu, nghiện rượu, viêm gan siêu vi, do sử dụng một số thuốc như corticoid, tamoxiphen, amiodarone… là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gan nhiễm mỡ. Trong đó, nguyên nhân lớn nhất là do do béo phì.

4 nguyên nhân thường gặp của bệnh gan nhiễm mỡ
- Béo phì: Có 80% đến 90% bệnh nhân béo phì được chẩn đoán mắc gan nhiễm mỡ. Mức độ béo phì mức độ nhiễm mỡ cũng liên quan đến, nhất là béo bụng. Nếu béo phì nặng thì gan nhiễm mỡ cũng nặng hơn. Gan nhiễm mỡ độ 3 là cấp độ nặng nhất trong 3 cấp độ. Nếu không chữa trị sớm sẽ có khả năng dẫn đến viêm gan thoái hóa mỡ và cuối cùng có thể chuyển xấu thành xơ gan.
Chế độ giảm cân thích hợp là mấu chốt để điều trị gan nhiễm mỡ cho người béo phì. Không chỉ hạn chế ăn nhiều chất béo, mà còn cần giảm các loại thực phẩm có nhiều chất đường bột. Lượng đường bột sẽ chuyển hoá thành mỡ dự trữ ở bụng và nội tạng như gan, tim… - Tiểu đường: Gan nhiễm mỡ ít gặp ở bệnh nhân tiểu đường type I, nhưng phổ biến ở type II do có sự rối loạn về chuyển hoá chất béo. Theo thống kê có khoảng 50% bệnh nhân tiểu đường type II bị gan nhiễm mỡ. Nếu bệnh nhân tiểu đường cộng với béo phì thì mức độ gan bị nhiễm mỡ càng cao và rất dễ dẫn đến xơ gan. Để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ ở người bệnh tiểu đường thì cần điều trị tốt bệnh tiểu đường và ổn định đường huyết.
- Tăng mỡ máu: Tăng mỡ máu hay tăng lipid máu (bao gồm tăng triglyceride máu, tăng cholesterol máu hoặc cả hai) cũng thường kèm theo gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tương đối cao.
Ta có thể điều trị tăng mỡ máu bằng việc hạn chế chất béo, thịt, tăng cường ăn cá (hoặc uống thêm dầu cá omega 3), ăn nhiều rau xanh, đậu hạt, trái cây trong bữa ăn hàng ngày. Giảm ăn đồ ngọt và hạn chế rượu bia (không uống quá 2 lon mỗi ngày đối với nam và một lon đối với nữ). Bởi trong bia mặc dù không có chất béo nhưng lại có nhiều năng lượng rỗng. Phần năng lượng rỗng này sẽ chuyển hóa thành mỡ và trở thành mỡ bụng. - Nghiện rượu: Biểu hiện của gan nhiễm mỡ cũng thường gặp ở người nghiện rượu. Nghiện rượu mãn tính có thể gây tăng tổng hợp và giảm phân giải chất béo trong gan. Hậu quả là mỡ bị ứ lại trong gan và gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Người nghiện rượu bị gan nhiễm mỡ có thể phục hồi nhưng nếu tiếp tục uống rượu sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ độ 3, viêm gan hoặc xơ gan.
Ngoài ra, một cách làm tổn hại gan nhanh đó là thường xuyên dùng các loại thuốc như acemol, panadol... để giải rượu. Như vậy, không uống rượu chính là biện pháp tốt nhất để chữa và phòng bệnh gan nhiễm mỡ.
Qua bài viết này có lẽ quý độc giả cũng đã biết rõ về các gan nhiễm và gan nhiễm mỡ độ 3. Mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp ích được cho bạn trong việc phòng và chữa bệnh gan nhiễm mỡ.